Đường dây nóng: 02123.852.033
Không có video - Upload lại link
LIÊN KẾT HỮU ICH
Online:
Hôm nay:
Hôm qua:
Tổng số:

HỘI VIÊN NÔNG DÂN LÀM KINH TẾ GIỎI

Cập nhật: 29-05-2020 09:43:19
Lượt xem:
Huyện Quỳnh Nhai – tỉnh Sơn La là huyện di dân tái định cư thủy điện Sơn La với số dân phải di chuyển đông nhất trong tỉnh (906 hộ với 4.948 nhân khẩu). Sau hơn 15 năm tổ chức thực hiện Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, đời sống, sản xuất của người dân trong vùng dự án đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều khu, điểm tái định cư nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ, có được những kết quả trên là do có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống tổ chức Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai. Những năm gần đây, phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã có sức lan tỏa và phát triển sâu rộng trên địa bàn huyện. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương sáng của hội viên nông dân làm kinh tế giỏi, thu nhập mỗi năm từ 100 đến 300 triệu đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương.

Một trong những tấm gương tiêu biểu đó là anh Lường Văn Đon (sinh năm 1970) ở Bản Phướng, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Với mô hình chăn nuôi đại gia súc, gia cầm (nuôi Bò, dê thả đồi; nuôi vịt, gà; nuôi lợn thả vườn) trong mấy năm gần đây gia đình anh Đon đã có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi gà, vịt của gia đình anh Lường Văn Đon ở Bản Phướng, xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai

            Năm 1995 anh Đon lập gia đình với chị Lò Thị Ọn, hai vợ chồng chị đều làm nghề nông nên kinh tế gia đình lúc ban đầu rất khó khăn. Anh chị cũng đã bàn bạc với nhau tìm cách phát triển kinh tế gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình và lợi thế của địa phương. Từ năm 1996 với sự hỗ trợ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội với mức vay khởi điểm là 5.000.000 đồng  gia đình anh chị đã bắt đầu làm kinh tế ban đầu nuôi gà, lợn và sau đó đến năm 2005 anh chị đã tìm hiểu và mạnh dạn vay thêm tiền để mua giống bò, dê, gà, vịt để nuôi với quy mô lớn hơn anh chị đã chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật nuôi bò, nuôi dê thả trên đồi tại cơ sở 2 cách nhà anh khoảng 5 km. Mô hình nuôi gà, vịt của gia đình anh Đon số lượng con cũng khá lớn so với các hộ dân nuôi trong bản. Về diện tích chuồng để nuôi đàn gà, vịt của gia đình anh chị rộng 1.200m2, anh đầu tư xây chuồng nuôi gà, vịt rộng rãi, luôn vệ sinh chuồng sạch sẽ và có lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng và sưởi ấm cho đàn gà, vịt vào mùa đông. Để có kiến thức về nuôi gia súc, gia cầm anh chị đã chịu khó học hỏi kỹ thuật chăn nuôi ở các gia đình bản, xã khác; tham gia các lớp tập huấn để được hướng dẫn cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào để nuôi bò, dê, gà, vịt; nhờ cán bộ khuyến nông của xã hướng dẫn cách chăm sóc cho đàn gà, vịt qua các giai đoạn sinh trưởng.

           Anh Lường Văn Đon chia sẻ: Để nuôi gà, vịt có hiêụ quả cần phải chịu khó học hỏi để có kiến thức, hiểu biết về: kỹ thuật chăm sóc đàn gà, vịt về thức ăn, theo dõi và tiêm thuốc phòng dịch, cách vệ sinh chuồng trại luôn sạch sẽ, nuôi cho ăn cám vi sinh và kết hợp với nấu cám bằng rau, ngô và cây chuối nên chất lượng thịt gà, vịt rất đảm bảo, chắc ngon; việc bán tiêu thụ đàn gà, vịt rất thuận lợi các nhà hàng dưới huyện lên tận gia đình để mua và anh chị bán cho người dân trong bản và xã.  

Anh Đon chăm sóc đàn bò ở cơ sở 2, cách nhà 5 km

            Đến nay gia đình, anh Đon đã nuôi được đàn Bò 20 con, đàn dê 20 con (mô hình nuôi thả đồi), đàn vịt 250 con, đàn gà khoảng trên 200 con và 25 con lợn (nuôi thả vườn). Ngoài ra, gia đình anh Đon còn có 5.000m2 ha diện tích đất để trồng ngô, lúa; có khoảng 1.500m2 diện tích trồng cây chuối để nấu cám cho gà, vịt ăn; trồng cỏ voi để cho bò ăn. Với mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng ngô, lúa mấy năm gần đây gia đình anh Đon đã có thu nhập từ 200 triệu đến 250.000 đồng/năm.

Ông Điêu Văn Iết – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Cà Nàng cho biết: anh Đon đã tham gia là hội viên nông dân từ năm 1996 đến nay, anh luôn nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của hội nông dân bản, xã được nhiều hội viên trong bản quý mến, tin yêu. Anh Đon không chỉ biết làm giàu cho gia đình, anh rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà, bò, dê cho các hội viên nông dân khác trong bản để cùng nhau làm kinh tế gia đình; ngoài việc làm kinh tế anh Đon rất tích cực và làm tốt vai trò của Tổ trưởng Tổ vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, Tổ trưởng Tổ vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp của bản Phướng; tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, phong trào của Chi hội nông dân bản, nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

         Với cách làm hay và có hiệu quả từ mô hình làm kinh tế giỏi, gia đình anh chị đã có thu nhập cao và là một điển hình tiến tiến về phát triển kinh tế giỏi cấp tỉnh, huyện, xã để các hội viên nông dân học tập và làm theo. Gia đình anh Đon đã được tặng giấy khen của Hội Nông dân tỉnh, HND huyện Quỳnh Nhai. Tấm gương phát triển kinh tế giỏi của gia đình anh Đon đang cùng nhiều hộ gia đình khác góp phần đưa huyện Quỳnh Nhai ngày thêm khởi sắc./.

Bùi Thị Hậu - Ban Tổ chức huyện ủy Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La