Đường dây nóng: 02123.852.033
Không có video - Upload lại link
LIÊN KẾT HỮU ICH
Online:
Hôm nay:
Hôm qua:
Tổng số:

Hội viên nông dân Bắc Yên tham gia gữ gìn, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc sản: Táo Sơn tra

Cập nhật: 21-12-2019 08:01:59
Lượt xem:
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5.8.2008 của BCHTW Đảng khóa X, về nông nghiệp nông dân, nông thôn; Nghị quyết 08- NQ/HU, ngày 28.4.2016 của BCH Đảng bộ huyện về phát triển cây trồng trên đất dốc; Nghị quyết số 50/NQ- HĐND của Hội đồng nhân huyện Bắc Yên về phát triển nông lâm nghiệp đến năm 2020 trong đó có cây Sơn Tra. Vì cây sơn tra được xác định là cây trồng chủ lực của các xã vùng cao huyện Bắc Yên. Tổng diện tích cây Sơn tra hiện có là 2.500 ha, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 381,97 ha, còn lại là diện tích trồng, sản lượng Sơn Tra ước đạt 2.050 tấn/năm. Những năm gần đây quả Sơn tra vùng cao Bắc Yên (một trong 50 loại quả nổi tiếng nhất Việt Nam) đã được nhiều người dân trong nước biết đến, nó có giá trị kinh tế cao giúp xóa đói, giảm nghèo cho các hộ dân tộc vùng cao, giá bán quả Sơn Tra từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg tùy thuộc vào chất lượng quả và thời vụ.

Hình ảnh: Cây Sơn tra đang cho thu hoạch quả

Để nâng cao giá trị và chất lượng, sản lượng cây Sơn Tra, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân các xã vùng cao của huyện. Từ năm 2015 đến nay, các ngành chuyên môn của huyện thử nghiệm đưa kỹ thuật nhân giống cây Sơn tra bằng phương pháp ghép cành, ghép cải tạo vườn Sơn Tra chưa cho thu hoạch, thực hiện mô hình ứng dụng kỹ thuật vào thâm canh cây Sơn Tra bước đầu đã có hiệu quả như: cây Sơn tra ghép cải tạo sinh trưởng phát triển tốt, giống cây Sơn Tra ghép cành dự kiến cho sản phẩm quả sớn hơn 3 - 4 năm, tăng năng suất, chất lượng...; hiện nay trên địa bàn huyện có 01 vườn ươm giống cây sơn tra, có sự đầu tư hỗ trợ của tỉnh và được xác định là vườn ươm giống của tỉnh, trong việc nhân giống bằng ghép cành, được nhân giống từ những cây trội đã được các cơ quan chức năng công nhận; huyện đã giao cho Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Sơn tra Bắc Yên nhân giống, hàng năm hợp tác xã đã xuất ra thị trường từ 15 -20 vạn cây sơn tra ghép.

Hình ảnh: Nhân giống cây Sơn tra bằng phương pháp ghép cành tại vườn ươm

Nhìn chung việc phát triển cây Sơn Tra trên địa bàn huyện trong những năm gần đây là hướng đi đúng. Cây Sơn Tra là cây bản địa do đó thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai các xã vùng cao của huyện; diện tích, năng suất, sản lượng Sơn Tra không ngừng được tăng lên.

Việc phát triển cây Sơn Tra theo hướng thâm canh cây ăn quả trên đất dốc, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân. Sơn Tra là cây trồng đa tác dụng, phát triển diện tích cây Sơn Tra góp phần nâng độ che phủ, phòng hộ của rừng, nâng cao giá trị cung ứng dịch vụ môi trường rừng, giảm xói mòn, rửa trôi từ đó thúc đẩy, hướng tới sản xuất bền vững trong tương lai.

Điển hình như Gia đình anh Sồng A Mang - bản Cáo A, xã Làng Chếu là điển hình trong việc chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao đó là cây sơn tra từ 1 ha diện tích cây sơn tra tăng lên trên 10 ha, sản lượng quả cũng tăng lên qua các năm và cho thu nhập mỗi năm trên 50 tấn quả với mức giá bán bình quân từ 10 -15.000đ; gia đình anh Giàng A Chinh bản Lậm Lộng xã Hang Chú hiện nay đang có diện tích trồng cây sơn tra đến hàng 100 ha, diện tích cho thu hoạch từ 15 – 20 ha, mỗi năm anh có thu nhập từ 300 -500 triệu đồng và nhiều hội viên nông dân khác; đặc biệt gia đình anh Sồng A Mang, gia đình Giàng A Chinh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền tặng nhiều giấy khen, bằng khen, năm 2018, 2019 đã được bình chọn, tôn vinh danh hiệu “ Tự hào nông dân Việt nam” doTrung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Hà Thị Biến - Hội Nông dân huyện Bắc Yên