Đường dây nóng: 02123.852.033
Không có video - Upload lại link
LIÊN KẾT HỮU ICH
Online:
Hôm nay:
Hôm qua:
Tổng số:

Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ tháng 3/2023

Cập nhật: 10-03-2023 08:27:28
Lượt xem:

Tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 19-HD/ĐUK ngày 23/3/2020 của Đảng ủy khối các cơ quan doanh nghiệp tỉnh về Tổ chức sinh hoạt chính trị dưới cờ. Ngày 06/03/2023, Chi bộ Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức sinh hoạt Chính trị dưới cờ với chuyên đề Tuyên truyền Kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ  (8/3/1910 – 8/3/2023) và 1983 năm khởi nghĩa hai Bà Trưng

Chủ trì  buổi sinh hoạt có đồng chí Cầm Văn Minh - Phó Chủ tịch Thường trực, Bí thư Chi bộ Hội Nông dân tỉnh, các đồng chí Thường trực, ủy viên Ban Thường cùng toàn thể cán bộ, Đảng viên, công chức và người lao động trong cơ quan tham dự.

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quang cảnh buổi sinh hoạt dưới cờ của Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội Nông dân tỉnh

Thực hiện xong phần nghi lễ. Đồng chí Trưởng Ban nữ công Hội Nông dân tỉnh đã ôn lại truyền thống 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ  (8/3/1910 – 8/3/2023) và 1983 năm khởi nghĩa hai Bà Trưng.

Đồng chí Cầm Thị Thắm - Uỷ viên BCH Phó Trưởng Ban Kinh tế xã hội – Trưởng Ban Nữ công ôn lại truyền thống 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023)

Đồng chí đã ôn lại những dấu mốc quan trọng về lịch sử cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ trên toàn thế giới. Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng.

Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8 tháng 3 năm 1857, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và New York. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: Ngày làm 8 giờ; Việc làm ngang nhau; Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ở Việt Nam ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa:

          Ngày nay, lễ kỷ niệm “Ngày Quốc tế Phụ nữ” thường được tổ chức rất trang trọng: một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ. Trong 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày để phái mạnh thể hiện tình cảm của mình với những người mà mình yêu quý, “bù đắp” cho những vất vả của những người mẹ tảo tần cho gia đình và xã hội, những người vợ đảm đang, vun vén dựng xây tổ ấm gia đình.

Tại buổi sinh hoạt dưới cờ thực hiện nội dung Chuyên đề năm 2023: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao trách nhiệm nêu gương, xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu và cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh trong sạch, vững mạnh” Chi bộ đã phân công 01 đồng chí Đảng viên kể những câu truyện về Bác; Câu chuyện “Bác tự đi” đây là câu chuyện có ý nghĩa: Bác Hồ cả cuộc đời vì nước vì dân, bản thân Bác cũng sinh ra từ một làng quê nghèo khó của Việt Nam, nên Bác rất thấu hiểu cuộc sống của người nông dân. Bác tìm đường cứu nước cũng mong chấm dứt ách thống trị làm nô lệ bần cùng của nông dân để đem lại cơm ăn, áo mặc cho người dân, trong đó có đại bộ phận người nông dân. Chính vì thế, mà hơn 700 lần Bác đến với người nông dân, đi đến đâu Bác cũng gần gũi, thăm hỏi đời sống, sản xuất của người dân, Bác cùng với nông dân lao động, sản xuất và xuống tận bờ ruộng nói chuyện với họ, uống từng bát nước vối mà người dân mời Bác... Tình cảm của Bác với người nông dân Việt Nam sâu nặng.

Đồng chí Đảng viên Chi bộ Kể chuyện

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Lường Thuông - Hội Nông dân tỉnh