Đường dây nóng: 02123.852.033
Không có video - Upload lại link
LIÊN KẾT HỮU ICH
Online:
Hôm nay:
Hôm qua:
Tổng số:

Triển vọng của người nông dân phát triển từ mô hình trồng Dứa nguyên liệu ở Sốp Cộp

Cập nhật: 28-03-2022 10:10:58
Lượt xem:

     Huyện Sốp Cộp có diện tích đất đồi núi rộng, với tổng diện tích đất sản xuất  nông nghiệp khoảng 12.000 ha, trong đó đất nương rẫy khoảng 10.00ha ở 8 xã.  Trước đây, bà con nông dân ở các xã trên địa bàn của huyện chủ yếu trồng các loại cây trồng ngắn ngày như: Ngô, sắn, lúa nương…Tuy nhiên, diện tích bị thoái hóa do thời gian và biến đổi khí hậu, hiệu quả kinh tế thấp … Để phát triển kinh tế mang tính bền vững, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các xã thực hiện dự án tuyên truyền, vận động người dân phát triển vùng Dứa nguyên liệu, nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, tạo ra sản phẩm hàng hóa, cải thiện đời sống cho người dân. Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người nông dân, thông qua việc chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, huyện Sốp Cộp đã phối hợp với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao triển khai mô hình trồng dứa nguyên liệu theo chuỗi liên kết, cung cấp nguyên liệu cho Trung tâm chế biến rau quả DOVECO.

      HTX nông nghiệp Nam Phượng tại bản Ban, xã Sốp Cộp, đây là Hợp tác xã được huyện  chọn là đơn vị tham gia thực hiện triển khai trồng thí điểm Dứa nguyên liệu với diện tích 5 ha. Nhờ được hỗ trợ về giống, phân bón, bạt phủ ni-lon và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc nên khi áp dụng vào trồng tại địa phương, hiện nay cây dứa đang phát triển và sinh trưởng rất tốt.

Description: D:VĂN BẢN NĂM 2022Ảnh tư liệuHướng dẫn kỹ thuật trồng dứa cho nông dân bản Nà Cang, xã Mường Và.jpg

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dứa cho hội viên, nông dân bản Nà Cang, xã Mường Và

     Cũng như bao gia đình làm nông khác, trước đây, gia đình anh Quàng Văn Trận  bản Tốc Lìu xã Dồm Cang chỉ trồng cây ngô, sắn... nhưng năng suất không cao, khi huyện, xã triển khai dự án trồng dứa Queen, được hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật, gia đình ông và nhiều hộ dân trong bản cũng mạnh dạn đăng ký tham gia. Hiện nay, gia đình ông đang tập trung chăm sóc 5000 m2 dứa Queen để cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Description: D:VĂN BẢN NĂM 2022Ảnh tư liệuGia đình nông dân Quàng Văn Trận  bản Tốc Lìu xã Dồm Cang chăm sóc cây dứa.jpg

Gia đình ông: Quàng Văn Trận – Hội viên ND bản Tốc Lìu, xã Dồm Cang đang chăm sóc vườn Dứa của gia đình

     Xã Dồm Cang đạt chuẩn Nông thôn mới từ cuối năm 2019, để nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân, cấp ủy chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đồng thời khảo sát, nghiên cứu, đưa các loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn, trong đó có cây dứa Queen. Hy vọng đây sẽ là cây trồng mới, triển vọng trong xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn xã.

     Trước đây, khi thực hiện mô hình người dân ở bản Nà Cang xã Mường Và không khỏi e ngại về nguồn tiêu thụ sau khi thu hoạch, bởi đây là loại cây trồng hoàn toàn mới đối với người dân nơi đây. Nhưng nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, cùng với đó là việc hỗ trợ 100% giống cây trồng,  kỹ thuật trồng, chăm sóc và được cung ứng trước phân bón theo hình thức trả chậm cho đến khi thu hoạch sản phẩm… nên mô hình cũng đã nhận được sự hưởng ứng của 40 hộ gia đình và bà con đang tập trung chăm sóc 6,8 ha diện tích, cây đang phát triển tốt.

Description: D:VĂN BẢN NĂM 2022Ảnh tư liệuNông dân bản Nà Cang, xã Mường Và chăm sóc cây Dứa.jpg

Nông dân bản Nà Cang, xã Mường Và đang chăm sóc cây

     Mô hình trồng dứa nguyên liệu theo chuỗi liên kết, được triển khai trồng thử nghiệm từ tháng 1/2021 tại xã Sốp Cộp, sau hơn 10 tháng trồng đến nay cây sinh trưởng phát triển rất tốt.  Hiện nay, toàn huyện đã  trồng được 40,6 ha diện tích dứa tại các xã Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang… tỷ lệ cây sống đạt gần 100%; dự kiến sau 1 năm trồng cây bắt đầu cho thu hoạch.

     Đồng hành người dân trồng dứa, huyện đã đầu tư trên 8 tỷ đồng hỗ trợ giống, phân bón, bạt phủ nilon…; chỉ đạo Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc dứa cho người dân... Trên cơ sở những cam kết giữa nông dân với doanh nghiệp, các xã sẽ thành lập các tổ, nhóm hợp tác trồng dứa nguyên liệu. Đồng thời, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản xuất; trong đó, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo thu nhập ổn định cho người dân vùng nguyên liệu.

     Có thể nói, việc triển khai mô hình trồng Dứa Queen trên địa bàn huyện Sốp Cộp phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa kích thích và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cây Dứa nguyên liệu có nhiều ưu điểm như dễ trồng, ít sâu bệnh, tốn ít công chăm sóc và thích hợp với nhiều vùng đất khác nhau đặc biệt là vùng đồi núi.

     Để tiếp tục phát triển và nhân rộng vùng nguyên liệu Dứa trên địa bàn huyện, Hội Nông dân huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền tới hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của tỉnh của huyện; chính sách cho vay vốn từ quỹ Hội nông dân tỉnh, huyện theo Thông báo số 342-TB/HNDT ngày 28/12/2021 của Ban Chấp hành Hội nông dân tỉnh Sơn La về chủ trương cho vay vốn từ quỹ Hội nông dân để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp cho Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La.

     Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các sở, ngành chức năng của tỉnh, sự đồng hành của huyện và doanh nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mô hình trồng dứa nguyên liệu được kỳ vọng sẽ góp phần từng bước khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Lường Văn Độ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sốp Cộp