Đường dây nóng: 02123.852.033
Không có video - Upload lại link
LIÊN KẾT HỮU ICH
Online:
Hôm nay:
Hôm qua:
Tổng số:

Phát triển hiệu quả nguồn lợi từ rừng bền vững tại Mộc Châu và Vân Hồ

Cập nhật: 22-12-2021 09:43:11
Lượt xem:

          Sơn La là tỉnh miền núi, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đồi rừng, phát triển lâm nghiệp; nhiều năm qua việc trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng cây lấy gỗ, trồng rừng đã được các ngành, các địa phương và nhân dân thực hiện có hiệu quả; nhiều địa phương đã triển khai các biện pháp thích hợp để nâng cao diện tích trồng cây hàng năm, nâng cao độ che phủ của rừng.

          Trong nhiều năm gần đây việc trồng cây, trồng rừng nguyên liệu tập trung, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và quản lý rừng, có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, nên sản lượng gỗ khai thác tăng khá, từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh bình quân đã trồng mới hàng nghìn ha rừng tập trung, hàng triệu cây phân tán các loại, độ che phủ rừng không ngừng được nâng lên, môi trường sinh thái được cải thiện đáng kể, bước đầu hạn chế được tình trạng hạn hán ở nhiều địa phương, nhiều khe suối, cánh đồng đã có nước trở lại do rừng được khôi phục, tạo điều kiện giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa. Phát triển rừng kinh tế, giữ rừng phòng hộ và rừng nguyên sinh đã và đang đem lại lợi ích to lớn về kinh tế -  xã hội và quốc phòng; trở thành biện pháp không thể thiếu để nâng cao độ che phủ của cây xanh, tăng cường khả năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, lũ lụt, cải tạo môi trường sinh thái. Nhiều địa phương thuận lợi về diện tích đất rừng như Tân Xuân, Chiềng Xuân huyện Vân Hồ, Bản Pa Phách xã Đông Sang huyện Mộc Châu và một số xã trong tỉnh. Trong định hướng phát triển kinh tế đều tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế từ rừng, với mục tiêu kết hợp đa dạng nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo; phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đảm bảo môi trường sinh thái, đồng thời phát triển du lịch.

          Tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc; việc khai thác tiềm năng đất đồi rừng còn hạn chế, hiệu quả kinh tế chưa cao; nhân dân chưa thực sự tha thiết và quyết tâm làm giàu từ trồng rừng; việc trồng và khai thác sản phẩm từ rừng, cũng như các loại lâm sản khác chưa khoa học. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là chúng ta có lợi thế, song khai thác và phát huy lợi thế đó như thế nào, câu trả lời từ chính hành động của các cấp, các ngành và hưởng ứng của người dân. Kinh nghiệm từ phát triển du lịch ở các Quốc gia trên thế giới hay các địa phương trên cả nước đa phần đều gắn chặt và dựa vào sự bền vững của rừng, nhất là rừng nguyên sinh. Với huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ, du lịch đã được xác định là một trong những khâu đột phá phát triển kinh tế, lại có điều kiện thuận lợi về rừng là những thành tố hết sức hài hòa để phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo sự bền vững môi trường sinh thái, giảm nguy cơ thiên tai và biến đổi khí hậu.

          Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại dần đi ý thức nhân dân, thấy rõ lợi ích của việc làm kinh tế từ rừng, các cơ quan chuyên môn, các địa phương xây dựng các mô hình rừng trồng có hiệu quả cao, cho thu nhập lớn để nhân rộng và nhân dân học tập, làm theo, từng bước giảm nghèo để vươn lên làm giàu từ rừng, góp phần nâng cao hiệu quả từ kinh tế rừng./.

                       Lường Thuông – Ban Xây dựng hội