Đường dây nóng: 02123.852.033
Không có video - Upload lại link
LIÊN KẾT HỮU ICH
Online:
Hôm nay:
Hôm qua:
Tổng số:

Nâng cao năng suất chất lượng quýt Chiềng Cọ bằng biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp

Cập nhật: 22-12-2017 02:27:12
Lượt xem:
Quýt Chiềng Cọ (Xã Chiềng Cọ - Thành phố Sơn La) là cây ăn quả đặc sản có nhiều đặc tính quý như quả mọng, vị ngọt đậm, hương thơm đặc trưng. Tuy nhiên, hiện nay do chưa được chú trọng về kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cắt tỉa tạo tán, đầu tư thâm canh, đặc biệt là bổ sung các nguyên tố khoáng vi lượng nên quýt Chiềng Cọ đang bị mai một, thái hóa, sâu bệnh nhiều, năng suất chất lượng giảm, hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy để nâng cao năng suất, chất lượng quả, gìn giữ, phát triển các đặc tính quý của giống Quýt Chiềng Cọ là rất cần thiết.

Xuất phát từ thực tế Trung tâm khuyến nông Sơn La đã thực hiện mô hình nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cải tạo, phát triển và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm quả của Quýt Chiềng Cọ. Các biện pháp kỹ thuật bao gồm sử dụng phân bón lá cao cấp HP Humix kết hợp chế phẩm giữ ẩm, cắt tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại theo nguyên tắc 4 đúng. 

1. Vật liệu, phương pháp nghiên cứu:

1.1. Giống nghiên cứu: Quýt Chiềng cọ 14 năm tuổi.

1.2. Phân bón: Sử dụng phân bón hữu cơ tự chế biến từ cá nhỏ lòng hồ sông đà, chế phẩm giữ ẩm và phân bón lá cao cấp HP Humix có chứa Bo trong thành phần.

1.3. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành tạo tán và phân bón (phân hữu cơ tự chế và phân bón cao cấp HP)  đến khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả, năng suất và chất lượng.

1.4. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá:

*  Theo dõi tỷ lệ ra hoa, đậu quả:

- Số hoa (Hoa): đếm số hoa trên cành.

- Số quả đậu sau tắt hoa (Quả): Đếm số quả đậu sau tắt hoa/cành.

- Số quả đậu khi thu hoạch (Quả): Đếm số quả đậu giai đoạn thu hoạch/cành.

* Theo dõi chỉ tiêu về năng suất:

- Khối lượng quả (g): Cân khối lượng quả.

- Số quả trên cây: Đếm toàn bộ số quả trên cây trên các cây theo dõi.

- Năng suất các thể (kg): cân toàn bộ số quả trên cây trên các cây theo dõi

* Chỉ tiêu về chất lượng quả: Xác định chỉ tiêu chất lượng gồm độ Brix (%), Hàm lượng đường tổng số (%), Vitamin C (mg/100g), Axit tổng số (%). Các chỉ tiêu chất lượng phân tích tại Viện nghiên cứu Rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.5. Xử lý số liệu: Xử lý bằng phần mềm xử lý Irristat, Excel.

2. Kết quả nghiên cứu, thảo luận:

2.1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và phân bón đến khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả.

        Bảng 2.1. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa và phân bón cắt tỉa đến khả năng ra hoa,  đậu quả

Công thức

Số hoa /cành

(hoa)

Số quả đậu /cành

(quả)

Tỷ lệ đậu quả (%)

Số quả  thu hoạch/cành

(quả)

Tỷ lệ quả thu hoạch (%)

CT 1 (ĐC)

69

42

60,87

5,7

8,16

CT 2

73

47,33

64,84

6,67

9,14

CT 3

76

52,67

69,30

7,08

9,32

LSD0.05

 

 

2,71

 

1,04

CV%

 

 

10,2

 

7,9

 

        Quýt Chiềng Cọ có tỷ lệ đậu quả khá cao, nhưng tỷ lệ quả thu hoạch còn thấp, đây là một đặc điểm nông sinh học đặc trưng của các cây nhóm cam quýt do hiện tượng rụng quả sinh lý, số lượng quả non sau khi hình thành sẽ dụng sinh lý nhiều đợt trong khoảng 4 - 5 tuần đầu và thường ổn định sau 60 ngày. Tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch đạt cao nhất là 9,32% ở công thức 3 và thấp nhất là 8,16% ở công thức đối chứng.

        2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống quýt Chiềng Cọ.

        Cắt tỉa giúp phân bố lại các chất dinh dưỡng trong cây, tập chung chất dinh dưỡng nuôi cành mang quả hữu hiệu, do đó nó có tác dụng tích cực đến việc nâng cao năng suất và chất lượng quả. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến kích thước và các yếu tố cấu thành năng suất quả giống quýt Chiềng Cọ được thể hiện trong bảng 2.2 và bảng 2.3.

        Bảng 2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và phân bón đến kích thước quả và các yếu tố cấu thành năng suất giống quýt Chiềng Cọ:

Công thức

Các chỉ tiêu theo dõi

Khối lượng trung bình quả

Kích thước quả

Khối lượng quả (g)

Khối lượng ruột quả (g)

Khối lượng vỏ quả (g)

Tỷ lệ phần ăn được (%)

Chiều cao quả (cm)

Đường kính quả (cm)

CT1 (ĐC)

139,31

101,23

37,89

72,67

4,05

6,01

CT2

158,23

121,68

36,90

76,90

4,09

6,18

CT3

165,17

128

36,5

77,50

4,17

6,49

LSD0.05

7,8

 

 

 

0,12

0,23

CV%

10,3

 

 

 

4,8

5,7

 

        Bảng 2.3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và phân bón đến năng suất giống quýt Chiềng Cọ:

Chỉ tiêu

Công thức

Tổng số quả

/cây (quả)

NS lý thuyết

(Kg/cây)

NS thực thu

(Kg/cây)

CT1 (ĐC)

129,01

17,97

16,57

CT2

148,7

26,52

18,35

CT3

169,52

28

22,08

LSD0.05

9,08

 

3,24

CV%

3,6

 

5,7

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức ý nghĩa P < 0,05, các chỉ số về khối lượng quả và kích thước quả có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức. Đáng chú ý về chỉ tiêu khối lượng quả các công thức có áp dụng cắt tỉa cho kết quả cao hơn nhiều so với công thức đối chứng, trong đó công thức áp dụng cắt tỉa thường xuyên và cắt tỉa sau thu hoạch (công thức 3) cho hiệu quả cao nhất với khối lượng quả trung bình đặt 165,17 g/quả.

Chỉ tiêu về tổng số quả/cây cũng có sự khác biệt giữa các công thức, trong đó công thức 3 là công thức cho số lượng quả cao nhất đạt 169,52 quả/cây, cao hơn so với công thức đối chứng (CT1) 40 quả/cây. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thực thu của các công thức, công thức đối chứng có năng suất 16,57 kg/cây, tiếp đến là công thức cắt tỉa sau thu hoạch (CT2) đạt 18,35kg/cây, và cao nhất là công thức 3 đạt 22,08 kg/cây, năng suất đạt 12 tấn/ha, tăng so với đối chứng 25 -30%  (khoảng 2,5 -3 tấn/ha).

        2.3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và phân bón đến chất lượng quả

        Bảng 2.4. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa và phân bón đến chất lượng quả:

Công thức

Chỉ tiêu

Độ Brix (%)

Hàm lượng axit tổng số (%)

Hàm lượng Vitamin C (mg/100g)

Hàm lượng chất khô (%)

CT1 (ĐC)

11,52

0,73

60,10

12,01

CT2

12,68

0,69

62,78

13,23

CT3

13,03

0,62

63,69

13,55

        Kết quả phân tích các chỉ số về chất lượng của các công thức có áp dụng cắt tỉa đều cao hơn công thức đối chứng, trong đó công thức 3 luôn có giá trị cao nhất ở cả 3 chỉ tiêu về độ Brix, hàm lượng Vitamin C và hàm lượng chất khô.

        Như vậy, kỹ thuật cắt tỉa cành tạo tán và sử dụng phân bón có ảnh hưởng tích cực đến năng suất và chất lượng quả, làm tăng tỉ lệ đậu quả, kích thước, khối lượng và chất lượng quả. Phân bón tự chế từ nguồn cá nhỏ vùng lòng hồ Sông Đà kết hợp với chế phẩm giữ ẩm và phân bón lá HP phù hợp với cây quýt chiềng cọ, tăng năng suất và chất lượng quả. Cam quýt là nhóm cây ăn quả dài ngày, để đảm bảo năng suất, chất lượng quả nên sử dụng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành tạo tán thường xuyên. Nên sử dụng phân bón hữu cơ tự chế từ nguồn nguyên liệu là tôm cá nhỏ vùng lòng hồ sông đà trong thâm canh cây cam, quýt.

                                                   ​ Phòng Thông tin KH&CN Sơn LaTrung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN Sơn La