Đường dây nóng: 02123.852.033
Không có video - Upload lại link
LIÊN KẾT HỮU ICH
Online:
Hôm nay:
Hôm qua:
Tổng số:

Kỹ thuật chăn nuôi vịt trời thương phẩm

Cập nhật: 13-02-2017 15:10:27
Lượt xem:
1. Thiết kế chuồng trại Địa điểm xây chuồng: Vị trí cao ráo. Chuồng sạch sẽ, thoáng, khô ráo, đông ấm, hè mát. Thiết kế khu chuồng nuôi của vịt trời gồm có khu sân chơi, bể bơi và khu nhà cho vịt nghỉ ngơi. Máng ăn, máng uống: Máng ăn phải rộng để vịt có thể tiếp xúc với thức ăn, chiều dài của máng đảm bảo 10 - 14 cm/con; Bố trí máng ăn, máng uống ở khu vực riêng, để chỗ nghỉ ngơi của vịt luôn được khô ráo.

Hộ chăn nuôi vịt trời ở xã Chiềng San huyện Mường La

 

2. Chọn giống

Để lựa chọn vịt trời giống 1 ngày tuổi tốt cần chọn như sau: Mỏ có màu xám chì, đồng màu; có 1 vệt đen kéo từ cuối mỏ ra sau đầu, đỉnh đầu có màu nâu xám, chân màu hơi xám tro; rốn khô, lông mượt, chân, mỏ bóng, nhanh nhẹn; trọng lượng, kích thước đảm bảo theo tiêu chuẩn giống.

3. Kỹ thuật chăm sóc

Chuồng phải được dọn sạch sẽ và tẩy uế, sát trùng nền, tường, trần bằng thuốc sát trùng hoặc dung dịch formol 2%. Chất độn chuồng được sát trùng bằng dung dịch formol 2% và để trống chuồng 7 - 14 ngày trước khi bắt vịt về.

Nhiệt độ: Cần bật bóng úm 3 - 5 tiếng trước khi bắt vịt về, nhiệt độ trong quây úm là 35 - 360C đối với vịt 1 ngày tuổi. Nhiệt độ giảm dần theo ngày, đến ngày thứ 5, nhiệt độ trong quây úm là 32 - 330C.

Độ ẩm: Duy trì độ ẩm trong quây úm 70% là thích hợp, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Mật độ nuôi: Diện tích nhà úm thường là 50 - 100 m2/vạn vịt. Mật độ thả vịt như sau: Tuần 1 là 20 con/m2; tuần 2 là 5 con/m2; từ tuần thứ 3 trở đi tiến hành thả vịt ra ngoài.

4. Cho ăn: Khi mới bắt vịt về nên cho uống nước trước, sau 2 - 3 tiếng mới cho vịt ăn (do lúc đó vịt còn yếu, dễ bị stress). Nên cho vịt uống nước có bổ sung điện giải, gluco, tỏi tươi nhằm giúp vịt tránh được bệnh tiêu chảy và thúc đẩy quá trình tiêu noãn hoàng của vịt nhanh hơn.

Tùy vào hình thức nuôi là bán công nghiệp hay công nghiệp mà người nuôi có những chế độ cho ăn và thức ăn khác nhau cho đàn vịt. Ở giai đoạn vịt 1 - 5 ngày tuổi nên cho vịt ăn cám có kích cỡ nhỏ, vừa miệng vịt và có độ đạm khoảng 19%; vịt từ 5 - 15 ngày tuổi có thể cho ăn cám của vịt loại từ 1 - 21 ngày tuổi.  Đối với vịt trời từ giai đoạn 15 ngày tuổi đến khi xuất bán có thể cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp của vịt; hoặc có thể tận dụng các loại thức ăn có ở địa phương để cho vịt ăn như cám gạo, ngô, bèo tây…

          5. Tiêm phòng cho vịt

Vịt được tiêm phòng vaccine theo lịch như sau:

- 7 ngày tuổi: Tiêm phòng dịch tả vịt lần 1.

- 17 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm lần 1.

- 21 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine dịch tả lần 2.

- 45 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm lần 2.

- 60 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng.

Vịt trời nuôi đến 90 ngày tuổi đạt 1 - 1,2 kg là có thể xuất bán. Hiện nay, giá vịt trời thương phẩm trên thị trường dao động 180.000 - 200.000 đồng/con. Sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi có thể thu lãi được trung bình 100.000 đồng/con.

Nguồn: Sưu tầm